Xử lý nước thải của việc sản xuất hoá mỹ phẩm như thế nào cho tốt? | Link |
Các nguồn phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất hóa mỹ phẩm. | Chi tiết |
Thuyết minh quy trình công nghệ | Chi tiết |
Sản phẩm của bài viết | Chi tiết |
Trong quá trình sản xuất công nghiệp luôn tạo ra nước thải đòi hỏi nhà sản xuất phải có một hệ thống xử lý nước thải với những hệ thống bơm hoá chất mạnh mẽ để xử lý đi lượng nước thải được tạo ra. Cùng tìm hiểu làm thế nào để xử lý nước thải của quá trình sản xuất hoá mỹ phẩm nhé.
Nước thải ngành hóa mỹ phẩm phát sinh từ các nguồn sau:
Nước thải ngành hóa mỹ phẩm chủ yếu ô nhiễm về mặt hóa học, thành phần chủ yếu là các chất hoạt động bề mặt, hàm lượng cặn lơ lửng, hóa chất trong một số loại nguyên phụ liệu.
Theo một nghiên cứu của Đức thì số lượng các chất hoạt động bề mặt trong ngành hóa mỹ phẩm chiếm đến 50% lượng chất hoạt động bề mặt sử dụng trong các ngành công nghiệp.
Nước thải hóa mỹ phẩm nếu thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra những tác động sau:
Nước thải sinh hoạt của công nhân viên và nước thải sản xuất theo máng dẫn được đưa qua bể thu gom. Trước bể thu gom và bể điều hòa đặt song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác thô có trong nước thải tránh làm tắc nghẽn đường ống. Rác thu được định kỳ được thu gom đem đi xử lý.
Sau đó nước thải được bơm qua bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Nước thải được xáo trộn thông qua hệ thống phân phối khí dưới đáy bể. Mục đích của việc cấp khí trong bể điều hòa là tránh tình trạng phân hủy kị khí trong bể và nồng độ chất ô nhiễm được đồng đều hơn.
Sau khi ra khỏi bể điều hòa, nước thải được dẫn qua bể tuyển nổi, nhằm loại bỏ bớt hàm lượng cặn lơ lửng và các chất hoạt động bề mặt. Tiếp theo, nước thải hóa mỹ phẩm được cho qua bể keo tụ – tạo bông.Tại đây, nước thải được cấp hóa chất là chất điều chỉnh pH, chất hỗ trợ quá trình keo tụ – tạo bông…Sau đó, nước thải được cho qua bể lắng 1 (lắng hóa lý). Dưới tác dụng của trọng lực,các bông bùn sẽ lắng xuống và nước thải theo máng thu chảy qua bể UASB.
Như đã giới thiệu ở phần trên, bể UASB có nhiệm vụ xử lý COD, BOD, các chất hữu cơ khó phân hủy , Nito,Phospho…trong nước thải hóa mỹ phẩm. Nước thải sau đó cho qua bể sinh học hiếu khí là bể aerotank. Hoạt động của vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Bể aerotank thường đi kèm với bể lắng sinh học (bể lắng 2). Nguyên lý hoạt động của bể cũng giống với bể lắng 1, đều nhờ tác dụng của trọng lực và chênh lệch tỷ trọng giữa bông bùn và phần nước sạch.
Điểm khác nhau giữa bể lắng hóa lý và lắng sinh học là bùn trong bể lắng hóa lý chứa nhiều hóa chất độc hại, do đó được xếp vào chất thải nguy hại và yêu cầu thu gom, xử lý nghiêm ngặt. Bùn trong bể lắng sinh học là bùn hoạt tính, bùn này được tuần hoàn về bể aerotank để cung cấp cho hoạt động của vi sinh vật. Cả 2 loại bùn này đều được thu gom và đem đi xử lý. Có thể sử dụng máy ép bùn, sân phơi bùn để tách bớt nước trong bùn thải trước khi đem đi xử lý.
Nếu nguồn tiếp nhận là nguồn tự nhiên, yêu cầu nước thải đầu ra sẽ cao hơn. Khi đó, ta có thể xây dựng thêm bồn lọc áp lực, bể khử trùng…
Tùy theo lưu lượng của nước thải hóa mỹ phẩm mà ta lựa chọn công nghệ xử lý sao cho hiệu quả mà chi phí đầu tư xây dựng lại thấp nhất