Quy trình xử lý nước thải của ngành sản xuất hoá chất | Link |
Tổng quan về ngành nghề sản xuất hóa chất | Chi tiết |
Đặc trưng của nước thải | Chi tiết |
Quy trình xử lý nước thải sản xuất hóa chất | Chi tiết |
Sản phẩm của bài viết | Chi tiết |
Hoá chất hiện nay là một phần không thể thiếu cuộc sống và nó xuất hiện hầu như ở tất cả mọi nơi. Từ thức ăn bạn ăn hằng ngày, cho tới thuốc bạn uống khi ốm, hay kể cả các sản phẩm thông dụng như nước rửa bát, dầu gội,...
Qua đó, ngành công nhiệp sản xuất các hoá chất này ngày càng phát triển và từ đó dấy nên một vấn đề cực kỳ cần quan tâm: xử lý nước thải sản xuất hoá chất. Nước thải của quá trình sản xuất hoá chất đương nhiên sẽ chứa rất nhiều đọng hoá chất nên chúng cần xử lý triệt để qua đó nước thải này không làm hại môi trường.
Cùng Nhất Tâm Phát tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải này nhé.
Ngày nay việc sử dụng hóa chất trong đời sống xã hội ngày một nhiều. Trong nhiều lĩnh vực như xử lý nước thải, thực phẩm, các ngành nghề sản xuất khác đòi hỏi cũng cần có hóa chất để hoạt động sản xuất. Ngày trước chúng ta hoàn toàn nhập hóa chất từ các nước khác. Tuy nhiên, với nên kinh tế phát triển, hiện nay, các nhà máy sản xuất hóa chất dần dần hình thành.
Qua đó, các nhà máy cũng thải vào môi trường một lượng nước thải sản xuất hóa chất lớn. Nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng. Có hệ thống xử lý nước thải sản xuất hóa chất là đều bắt buộc cần phải có.
Nước thải ngành sản xuất hóa chất có độ màu cao, chứa nhiều chất hữu cơ, pH không ổn đinh, gây màu cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các động vật thủy sinh… Tùy vào loại hóa chất cần sản xuất mà thành phần và tính chất nước thải đầu ra của từng nhà máy, hoặc từng công xưởng sản xuất sẽ khác nhau.
Quy trình xử lý nước thải sản xuất hoá chất trải qua nhiều bước phức tạp do là để lắng đi hết lượng tạp chất của hoá chất còn lắng đọng. Quá trình xử lý này cần một hệ thống bơm hoá chất để đưa nước thải đi xuyên suốt khắp quá trình xử lý
Nước thải sản xuất hóa chất được tập trung tại hố thu, nhằm ổn định lưu lượng nước thải bơm lên bể điều hòa. Trước bể thu gom, nước thải sẽ chạy qua song chắn rác nhằm giữ lại các loại rác có kích thước lớn.
Nước thải được bơm từ hố thu qua bể điều hòa. Với mục đích điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Bên cạnh đó còn sục khí sơ bộ thông qua hệ thống đĩa phân phối khí ở dưới đáy bể để nước thảy không bị lắng và xảy ra phản ungnws kỵ khí ưới đáy bể. Sau đó, nước thải được đưa qua bể keo tụ, tạo bông.
Ở bể này, hóa chất keo tụ được châm vào. Nhằm giúp quá trình keo tụ diễn ra nhanh hơn và giúp các bông cặn có thể kết dính với nhau nhanh hơn để lắng xuống khi qua tới bể lắng hóa lý.
Bùn hóa lý sẽ được lắng trong bể, bùn sau khi lắng sẽ được bơm về bể chứa bùn và xử lý.
Nước thải sau khi qua lắng hóa lý sẽ được đưa qua bể sinh học anoxic để xử lý N và P. Tiếp theo là bể Aerotank để giảm lượng chất hữu cơ có trong nước thải bằng hệ vi sinh vật hiếu khí có trong bể. Nhờ hệ thống phân phối khí, các vi sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường. Xử lý hết phần chất hữu cơ có trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Đồng thời, dòng nước hoàn lưu sẽ đưa khí và bùn về bể Anoxic để xử lý hoàn toàn lượng N và P còn lại.
Nước thải sẽ được đưa về bể lắng bùn sinh học. Tại đây bùn sẽ được lắng xuống đáy nước trong sẽ chảy qua bể khử trùng. Bùn sẽ được tuần hoàn lại về bể sinh học hiếu khí, phần còn lại sẽ đưa về bể chứa bùn và đem đi nén chung với bùn hóa lý và sau đó sẽ có đơn vị đến thu gom.
Nước thải sau khi qua bể khử trùng bằng clo sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận. Trước khi xả thải thì nước thải phải đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/ BTNMT.