Máy bơm bánh răng sử dụng bơm được nhiều loại chất lỏng siêu đặc, siêu nhớt mà các máy bơm thông thường không bơm được. Bơm bánh răng sử dụng áp suất tạo ra từ 2 bánh răng để bơm truyền chất bơm, chính vì vậy bơm bánh răng có áp suất bơm rất cao.
Bơm bánh răng là gì? Ưu điểm và cấu tạo của máy bơm bánh răng là gì? Trước khi bạn chọn mua cho mình một máy bơm bánh răng ưng ý, thì những câu hỏi như thế sẽ hiện lên trong đầu bạn. Hãy cũng tìm hiểu dưới đây.
Ưu điểm của bơm bánh răng
Bơm bánh răng được sử dụng phổ biến hiện nay là nhờ vào các ưu điểm mà nó mang lại:
- Kết cấu đơn giản, dễ dàng chế tạo
- Số vòng quay và công suất trên một đơn vị trọng lượng lớn
- Có khả năng chịu quá tải trong một thời gian ngắn.
- Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ gọn
Cấu tạo chung của máy bơm bánh răng
Cấu tạo
bơm bánh răng rất đơn giản, không phức tạp như nhiều loại máy bơm khác. Về cơ bản cấu tạo của bơm bánh răng bao gồm các bộ phận chính sau đây:
- Hai bánh răng là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong cũng như cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài : Gồm bánh răng chủ động được kết nối với trục xoay và bánh tăng bị động. Bánh răng của bơm bánh răng thường được sản xuất bằng các chất liệu inox 304 và inox 316. Cấu tạo bơm bánh răng thủy lực cũng có hai bánh răng chủ động và bị động tương tự cấu tạo máy bơm bánh răng thông thường.
- Trục xoay: Trong cấu tạo bơm bánh răng trục xoay là bộ phận kết nối làm làm quay bánh răng chủ động, chất liệu làm trục xoay tương tự chất liệu bánh răng.
- Thân bơm bánh răng: Thân bơm bánh răng hay còn gọi là vỏ bơm bánh răng cũng là bộ phận quan trọng trong cấu tạo của bơm bánh răng, thân bơm bánh răng được sản xuất từ các chất liệu như inox, gang, thép, thép carbon tương tự như chất liệu của bánh răng.
- Van giảm áp: Van giảm áp được lắp trên đường ống đẩy có tác dụng xử lý tình trạng áp suất vượt quá mức cho phép, giúp hồi chất bơm về buồng bơm, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ máy bơm khi máy bơm quá tải. Hầu hết cấu trong cấu tạo máy bơm bánh răng loại nào cũng có van giảm áp này.
- Các phớt làm kín: Phớt làm kín có tác dụng hạn chế tràn chất bơm ra ngoài, đảm bảo vệ sinh cho máy bơm bánh răng trong quá trình bơm. Có hai loại phớt làm kín là phót làm kín cơ khí và phớt chèn độ bền. Phớt làm kín cơ khí có giá thành và chất lượng cao hơn phớt chèn độ bền. Đặc biệt, phớt làm kín là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo bơm bánh răng, kể cả cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong, cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài hay cấu tạo bơm bánh răng thủy lực.
1. Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong
Về cơ bản cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong bao gồm đầy đủ các bộ phận như cấu tạo của bơm bánh răng thông thường. Tuy nhiên, so với cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài và cấu tạo bơm bánh răng thủy lực, cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong có thêm bộ phận lưỡi liềm nằm giữa hai bánh răng có tác dụng tạo khoang chứa và đẩy chất bơm đi. Lưỡi liềm thường mỏng và được làm từ vật liệu tương tự vật liệu bơm bánh răng.
Ngoài ra, cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong chặt chẽ, cố định hơn từ đó giúp máy bơm bánh răng ăn khớp trong hoạt động với áp suất cao hơn, bơm được nhiều loại chất lỏng siêu nhớt, siêu đặc mà bơm bánh răng ăn khớp ngoài không bơm được.
2. Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài
Bơm bánh răng ăn khớp ngoài đặc biệt có cấu tạo đơn giản, giúp dễ dàng cho việc tháo lắp, vệ sinh, bảo hành, bảo dưỡng. Tuy nhiên, máy bơm bánh răng ăn khớp ngoài thường có kích thước lớn hơn máy bơm bánh răng ăn khớp trong.
Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài cơ bản đầy đủ các bộ phận như cấu tạo của bơm bánh răng thông thường. Chỉ khác là cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài không có bộ phận lưỡi liềm như cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong.
3. Cấu tạo bơm bánh răng thủy lực
Máy bơm bánh răng thủy lực có cấu tạo không khác nhiều so với cấu tạo bơm bánh răng nói chung, bao gồm đầy đủ các bộ phận cần thiết. Tuy nhiên, bơm bánh răng thủy lực thường cho áp suất cao, phù hợp làm máy bơm sơ cấp trong hê thống thủy lực.
Nguyên lý hoạt động của bơm bánh răng
Trong các loại bơm định vị cực dương thì bơm nhông phổ biến hơn cả. Cấu tạo của bơm bánh răng thông thường sẽ có những bộ phận như: bánh răng chủ động, bánh răng bị động, vỏ bơm, trục bơm, đường cấp dầu, đường thoát dầu, phớt… Khi cần tăng lưu lượng bơm lên thì người ta chọn những bơm có nhiều bánh răng ăn khớp hơn.
Đặc biệt khi chú ý, khách hàng sẽ thấy trên bánh răng có các rãnh hình dạng chữ V hoặc nón. Rãnh này sẽ giúp vận chuyển dầu.
Máy bơm dầu bánh răng được thiết kế để hoạt động theo một nguyên lý nhất định đó là: Dẫn nén chất lỏng. Quá trình hoạt động của bơm được chia làm 2 phần đó là: Quá trình hút và quá trình đẩy.
Các bánh răng chủ động, bị động sẽ được kết nối với trục quay của bơm. Khi bơm được đấu nối với động cơ và nguồn điện, trục quay làm bánh răng chủ động quay và kéo theo bánh răng bị động quay.
Tại các rãnh nón hay rãnh V, dầu sẽ được chứa ở đó sẽ được vận chuyển từ buồng hút đến buồng đẩy theo vòng tròn của vỏ bơm. Ở khoang đẩy, sự chênh lệch áp suất sẽ diễn ra và dòng lưu chất sẽ được đẩy ra ngoài đi vào đường ống dẫn. Như vậy là chu kỳ của bơm kết thúc. Tương tự thì các chu trình tiếp theo của bơm sẽ diễn ra cho đến khi bơm ngừng hoạt động.
Dòng lưu lượng bơm của chất lỏng sẽ tính bằng kích thước của buồng bơm, tốc độ số vòng trên phút và dòng chảy ngược.
Thông thường, trong hệ thống thủy lực chúng ta sẽ thường thấy van giảm áp và bơm được lắp cùng nhau. Điều này giúp bảo vệ bơm khi có sự tích tụ áp suất.
Để được tư vấn miễn phí mọi vấn đề về cấu tạo máy bơm bánh răng cụ thể hay mua các sản phẩm máy bơm bánh răng chính hãng thì hãy vui lòng liên hệ qua Hotline để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất.