Ngành nuôi tôm Việt Nam có nhiều dư địa phát triển do có nhiều thuận lợi về điều kiện nuôi trồng và nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới tiếp tục tăng. Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội nâng tầm cho ngành tôm vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục ngay.
Trong bài viết này, công ty Nhất Tâm Phát – nơi cung cấp các loại máy thổi khí con sò sẽ cùng các bạn tìm hiểu về xu hướng về ngành nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung để giúp các bà con nông dân và các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản có cái nhìn sâu sắc về sự phát triển của ngành trong tương lai để có kế hoạch trong những năm tiếp theo.
Trên thế giới có 3 thị trường lớn trong việc tiêu thụ tôm, đó là Nhật Bản, Hoa Kỳ và Tây Âu và nguồn cung lớn đến từ các nước đang phát triển, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Nền kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là ở ngành công nghiệp kéo theo những ngành khác cũng phát triển. Đời sống con người và mức tiêu thụ cao trong tương lai sẽ dẫn đến nguồn cầu về mặt hàng thực phẩm nói chung và thủy hải sản nói riêng tăng đáng kể về số lượng cũng như chất lượng.
Vậy làm sao để đảm bảo những người nuôi trồng thủy hải sản có thể đảm bảo đủ nguồn cung cũng như chất lượng để đpá ứng được tiêu chuẩn trong nước và đặc biết là tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe của các nước phát triển trên.
Trong qua trình nuôi tôm và các loại thủy hải sản, chúng ta cần phải đảm bảo đúng quy trình từ các khâu đầu tiên, từ việc lựa chọn con giống khỏe mạnh đến chất lượng nguồn nước, đảm bảo môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển, nguồn thức ăn,…
Để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng khi xuất khẩu sang cá nước phát triển một cách thành công, đồi hỏi người nuôi tôm phải có một kiến thức nuôi trông thủy sản tốt, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình theo dõi, cho ăn, xử lý khi có bệnh, liều lượng thuốc,… cho đến các trang thiết bị tốt như các loại máy thổi khí, lọc nước,… quan trọng là các loại máy móc này nên được đầu tư bằng các loại máy tốt để sử dụng lâu dài và đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Nếu đã xác định rằng xuất khẩu sang các nước phát triển như Nhật, Hoa kỳ hay Châu Âu thì đây là những điều gần như là bắt buộc để đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm tra. Và tất nhiên, việc trau dồi , nâng cao kiến thức về nuôi tôm và các loại thủy hải sản là điều cần thiết để tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn.
Rõ ràng là hầu hết các nước đang phát triển đang hướng tới việc mở rộng nuôi tôm. Các nước phát triển, là thị trường quốc tế của tôm châu Á cũng đang tăng cường các chương trình phát triển nuôi tôm, đặc biệt là Hoa Kỳ để giảm nhập khẩu thủy sản. Với nguồn cung tôm thế giới đang phát triển lên mức cao, dự kiến các yếu tố kinh tế bất lợi sẽ ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm trong tương lai gần. Nhu cầu thị trường quốc tế đang tăng chỉ ở mức 510% mỗi năm hoặc trung bình 7,5%. Mặt khác, sản xuất tôm nuôi đang tăng với tỷ lệ 48% từ các nước sản xuất tôm ở bán cầu Tây và 32% từ bán cầu Đông. Các nguồn này kết hợp có tổng sản lượng 260 000 tấn.
Như vậy, sẽ có nguồn cung dư thừa từ đó và giá sẽ bắt đầu giảm. Hoạt động chuyên sâu sẽ không thể cạnh tranh do chi phí sản xuất cao. Cung cấp đa dạng hóa sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm mới sẽ là lợi thế. Các tổ chức nghiên cứu nuôi trồng thủy sản phải bắt đầu các nghiên cứu theo hướng này để cung cấp các hoạt động thâm canh để có các lựa chọn thay thế cho việc sử dụng đầy đủ năng lực sản xuất của họ.
Qua bài viết này, hy vọng là các bà con nông dân cũng như các doanh nghiệp đã hiểu thêm về thị trường tôm và các loài thủy hải sản cho những năm tới để có kế hoạch sản xuất hiệu quả đém lại doanh thu cao. Muốn đạt được những mục tiêu này, cần phải chú trọng là nguồn tôm giống, quy trình nuôi, cần đa dạng các loài tôm cũng như nên đầu tư cho mình những thiết bị máy móc tốt cần thiết như máy thổi khí nuôi tôm phục vụ cho việc nuôi tôm hiệu quả.