Là một trong những thành tựu của nghành chế tạo bơm nước, bơm chìm nước là một trong những giải pháp hữu hiệu cho việc lấy nước dưới nguồn nước sâu.Tuy nhiên, khái niệm bơm chìm còn khá mới tại Việt Nam, vì rất ít người tiêu dùng sử dụng loại bơm này, chính vì thế. những thông tin về loại bơm chìm nước trên thị trường còn rất ít. Nhằm đáp ứng nhu cầu của những người muốn mua và tìm hiểu về dòng bơm chìm nước, dưới đây những thông tin cơ bản về dòng bơm này.
Hoạt động, ứng dụng và ưu điểm của bơm chìm
Máy bơm chìm là loại bơm ly tâm được thiết kế để hoạt động với bơm và động cơ bị chìm trong chất lỏng được bơm. Động cơ được đóng kín trong một cách để ngăn ngừa thậm chí một lượng nhỏ chất lỏng chảy ra, làm cho động cơ bị ngắt quãng. Vì máy bơm chìm không sử dụng động cơ trên lớp nên không gian sàn được sử dụng tốt hơn, và tổng chi phí lắp đặt có thể giảm.
Một máy bơm chìm bao gồm một loạt các tầng cánh bơm ly tâm chứa trong một vỏ bảo vệ được nối với một động cơ điện chìm. Nó được lắp đặt ở gần đáy của giếng khoan để bơm nước theo cơ chế đẩy ly tâm lên cao; cáp dẫn điện bảo vệ bằng nhựa giúp kết nối máy bơm với tủ điều khiển bề mặt.
Máy bơm chìm hoạt động như thế nào?
Bằng cách kiểm soát tốc độ động cơ ở trên bề mặt, người vận hành có thể thay đổi tốc độ dòng chảy (lưu lượng) từ 16 đến 4.770 m3 / ngày ( Tương đương 0,6 – 200m3/h ). Phạm vi này là lớn hơn nhiều so với việc sử dụng các phương pháp sử dụng máy bơm đặt cạn khác. Một máy bơm chìm điện đặc biệt thích hợp cho các giếng có tốc độ trung bình đến cao, bao gồm các giếng có độ lệch cao và các giếng nước ngầm sâu. Khi tỷ lệ lưu lượng giảm, động cơ máy bơm có thể bị chậm lại là sự can thiệp không được tốt.
Ứng dụng của máy bơm chìm.
Máy bơm chìm là một trong những bước tiến vượt bậc trong ngành công nghiệp chế tạo máy bơm nói riêng và sự phát triển của khoa học công nghệ trên toàn thế giới nói chung. Với sản phẩm này, con người có thể khai thác được nguồn nước ngầm vô tận và sạch sẽ nằm sâu trong lòng đất thông qua các giếng khoan (nên người ta còn gọi riêng cho dòng bơm này là
máy bơm chìm giếng khoan hay bơm hỏa tiễn… ), ngoài ra cũng với dòng bơm này người ta còn sử dụng để bơm trong các giếng dầu và các mục đích bơm nước khác như bơm tưới cây, bơm cấp nước sạch cho các hoạt động dân dụng, cuộc sống hàng ngày của con người…
Bên cạnh đó, Các nhà sản xuất còn phát minh ra một dòng bơm chìm khác chuyên dụng để bơm xử lý nước thải (hay còn gọi là bơm chìm nước thải) với mục đích nạo vét các loại nước thải trong hố thu, bể chứa. Loại bơm này có cấu tạo và chức năng hoàn toàn khác với loại bơm chìm giếng khoan kể trên.
Ưu nhược điểm của máy bơm chìm.
Ưu điểm :
- Máy bơm chìm có khả năng hút sâu hơn máy bơm đặt cạn nhiều lần. Với 1 sản phẩm máy bơm chìm giếng khoan thông thường thì máy có thể thả chìm hút nước ở độ sâu lên đến 150met còn một số dòng bơm đặc biệt cho giếng dầu thì nó có thể hút sâu hàng nghìn mét. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất so với bơm đặt cạn mà sản phẩm này không thể bơm tới độ sâu như vậy.
- Đối với công việc bơm nạo vét các hố gom nước thải, hố móng công trình… thì máy bơm chìm nước thải có thể hút được tối đa hơn, kèm theo đó là hút được cả những tạp chất và bùn thải lẫn trong nước.
- Bên cạnh đó, máy bơm chìm còn có hàng loạt các ưu điểm khác như: Hiệu suất làm việc cao, giảm thiểu tiếng ồn do động cơ gây ra, thân thiện hơn với môi trường, tiết kiệm không gian lắp đặt…
Nhược điểm:
- Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì khó khăn hơn : Việc lắp đặt máy bơm chìm phải được thực hiện trên cạn, sau đó mới cho xuống hố thu, giếng khoan. Nếu như việc lắp đặt chưa thành công thì ta lại phải đưa máy lên để xem xét tìm nguyên nhân và lắp đặt lại. Việc sửa chữa, bảo trì cũng vậy mỗi lần cần sửa chữa lại phải nâng bơm ở dưới giếng lên khá vất vả. Vì vậy, với kinh nghiệm lắp đặt nhiều năm chúng tôi khuyên các bạn hãy chuẩn bị một thùng phuy chứa đầy nước để sau khi lắp đặt trên cạn thì đưa máy vào thử nghiệm trước khi đưa xuống giếng, hố thu…Tuy nhiên bạn có thể khắc phục ngay điều này với 3 bước bảo dưỡng máy bơm chìm nhanh chóng
- Chi phí đầu tư cao hơn các dòng bơm ly tâm đặt cạn.
- Lưu lượng nhỏ hơn các dòng bơm đặt cạn.
Phân biệt bơm thả chìm nước thải và bơm chìm giếng khoan
So sánh máy bơm chìm giếng khoan và bơm chìm nước thải. Cả 2 dòng bơm này đều được gọi tắt là bơm chìm vì thế mà không ít người nhầm lẫn khi tìm mua bơm.
Điểm giống nhau của bơm chìm nước thải và bơm chìm giếng khoan
• Cả 2 dòng máy bơm này đều là dòng bơm ly tâm có dạng thẳng đứng và được đặt chìm dưới nước.
• Bơm được thiết kế có khả năng tản nhiệt nên bơm có thể hoạt động chìm dưới nước mà không bị gỉ sét, bị ăn mòn.
Khác nhau
Kiểu dáng: Bơm được thiết kế dạng khối
Cột áp, lưu lượng: Bơm có cột áp thấp nhưng lưu lượng lớn nên có thể hút được nhiều bùn, rác thải
Cánh bơm: Cánh bơm là cánh hở
Ứng dụng: Được dùng để bơm nước sạch, bưm nước thải, bơm bùn, …Bơm được sử dụng nhiều ở các hệ thống xử lý rác thải công nghiệp, xử lý nước sạch.
Kiểu dáng: Bơm được thiết kế dạng khối trụ tròn thẳng đứng
Cột áp, lưu lượng: Có cột áp cao nên có thể hút và đẩy nước từ các giếng khoan sâu lên cao.
Cánh bơm: Dạng cánh kín
Ứng dụng: Bơm được sử dụng để bơm nước sạch. Thường được đặt chìm dưới lòng đất để bơm nước
Những hư hỏng thường gặp ở máy bơm chìm
Máy có tiếng kêu to khi đóng điện
Máy bơm chìm thường có có đặc điểm là chạy rất êm. Nhưng nếu khi đóng điện máy phát ra tiếng kêu to rất có thể do các nguyên nhân như:
Nếu là bơm chìm 3 pha có thể do 1 pha ở cuộn stato bị đứt. Hoặc cũng có thể do đấu sai dây dẫn đến tiếng kêu bất thường.
Để khắc phục sự cố trên cần thực hiện kiểm tra và tháo dây ra đấu nối lại dây điện. Tốt nhất trường hợp này bạn nên gọi thợ chuyên sửa chữa máy bơm
Công suất tiêu thụ của máy tăng cao
Nguyên nhân Nước thải chứa quá nhiều chất rắn khiến máy bơm chìm phải hoạt động mạnh hơn. Để khắc phục nên thực hiện lọc nước thải hoặc tăng độ dày lưới lọc để rác thải không bị hút vào trong bơm. Bộ phận ổ trục của bơm bị mòn, khô dầu, với trường hợp này sẽ tra dầu mỡ hoặc nếu trục bị hỏng sẽ tiến hành thay mới.
Bơm dừng đột ngột khi đang hoạt động
Trong trường hợp máy bơm chìm đang hoạt động nhưng bỗng dưng bị dừng hoặc không lên nước nữa hãy kiểm tra các yếu tố sau: Kiểm tra nguồn điện xem có bị ngắt điện, đứt dây dẫn hay không.Có thể động cơ hoạt động quá lâu dẫn đến quá tải và cháy. Hoặc có thể do bộ phận bánh xe công tác bị vỡ hoặc van rọ hút bị hở.
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm máy bơm chìm nói riêng hoặc các loại máy bơm nước,
máy thổi khí, máy bơm định lượng,...hãy đến với Nhất Tâm Phát để được tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp. Chúng tôi là nhà nhập hàng ngàn các loại máy bơm nước khác nhau về phân phối tại Việt Nam từ các thương hiệu hàng đầu trên thế giới như Pentax, Ebara, Tsurumi…